Những Cơn Đau Bà Bầu Cần Đi Khám Ngay
Hầu như bà bầu nào cũng phải trải qua thời kì ốm nghén khi mang thai. Các bác sĩ đều nói rằng việc ốm nghén hầu như không ảnh hưởng đến bạn và bé yêu của bạn.
Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết những dấu hiệu nào là bình thường trong quá trình mang bầu và những dấu hiệu nào là đáng lo ngại cần đi khám để các mẹ phần nào yên tâm cũng như không phải quá hao tâm tổn sức đến những dấu hiệu tưởng như bất bình thường nhưng kì thực lại là vô hại.
Khi mang thai, một dấu hiệu nhỏ cũng làm cho mẹ bầu lo lắng, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé yêu trong bụng. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu đã quá cẩn thận khi chỉ một chút khác thường cũng bắt chồng đưa đi khám bác sĩ ngay. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết những dấu hiệu nào là bình thường trong quá trình mang bầu và những dấu hiệu nào là đáng lo ngại cần đi khám để các mẹ phần nào yên tâm cũng như không phải quá hao tâm tổn sức đến những dấu hiệu tưởng như bất bình thường nhưng kì thực lại là vô hại:
Chảy máu, sốt, đau và cảm lạnh
Trong trường hợp bạn bị chảy máu và đau ở vùng kín – kết hợp với sốt, hoặc có dấu hiệu bị cảm lạnh – thì bạn nên khám bác sĩ ngay. Trước khi đi, bạn có thể đo thân nhiệt cơ thể bằng nhiệt kế để thông báo rõ hơn với bác sĩ về tình hình của mình.
Đau đầu, chóng mặt, choáng váng
Nếu bạn bị những triệu chứng kể trên kèm với bị mờ mắt thì việc đầu tiên phải làm là uống thêm nước và nằm nghỉ nghiêng người về phía bên trái xem có đỡ hay không. Bởi vì mất nước thường dẫn đến những triệu chứng như trên. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu nên đi khám ngay.
Đi tiểu bị đau
Đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu – một loại bệnh phổ biến ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ mang thai. Hãy đi khám và kịp thời điều trị ngay khi bạn phát hiện ra những triệu chứng này để tránh những biến chứng về sau cho bé yêu như đẻ non hay đẻ thiếu cân. Để phòng tránh loại bệnh này, bạn hãy uống đủ nước ( 2 lít/ngày) làm vệ sinh ngay khi quan hệ tình dục, mặc quần lót có chất liệu thoáng mát thấm mồ hôi như cotton và tránh mặc quần bó sát như quần legging hay quần tất.
Đau khung xương chậu Nếu bạn đang phải chịu những trận đau dữ dội ở phần trước khung xương chậu, hông, háng, bụng dưới trong quá trình mang thai (nghiêm trọng hơn nữa là những triệu chứng này lại đi kèm với sốt) thì đây cũng là một dấu hiệu mà bạn cần thông báo với bác sĩ. Nếu bệnh của bạn không quá trầm trọng, bạn vẫn có thể sinh con bình thường. Hãy nghe lời khuyên bác sĩ để các mẹ giữ sức khỏe tốt trước ngày lâm bồn nhé.
Nôn đi kèm với sốt hoặc đau người Hầu như bà bầu nào cũng phải trải qua thời kì ốm nghén khi mang thai. Các bác sĩ đều nói rằng việc ốm nghén hầu như không ảnh hưởng đến bạn và bé yêu của bạn. Nhưng nếu bạn bị ốm nghén nặng như nôn liên tục trong ngày, sốt và đau người thì bạn nên nhờ cậy bác sĩ để giúp bạn trải qua thời kì này dễ dàng hơn cũng như tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Sốt cao trên 39,5oC Trong suốt thời kì mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì nếu bạn bị sốt cao trên 39,5oC sẽ dễ sảy thai. Ở các thời điểm sau thai kì, sốt cao tuy không quá ảnh hưởng đến bé yêu nhưng cũng có thể nó là một dấu hiệu của bệnh khác cho nên cẩn thận hơn cả mẹ bầu nên đi khám bác sĩ.
Ra nhiều nước ở âm đạo Nếu các mẹ đã mang thai trên 37 tuần thì dấu hiệu trên là dấu hiệu bạn bị vỡ ối và chuẩn bị lâm bồn, nhưng nếu dấu hiệu trên xuất hiện trước tuần thứ 37 thì đây là dấu hiệu đẻ non, nguy hiểm hơn nữa là bạn ra nước nhiều kèm với những cơn co thắt, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Phù mặt, tay hoặc chân Vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nếu bạn bị phù ở tay thì đây là dấu hiệu cơ thể bị thừa nước. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, tốt hơn hết mẹ bầu nên đi kiểm tra xem liệu mình có bị bệnh này không để sớm có những bước điều trị tiếp theo cũng như giúp mẹ bầu cảm thấy yên tâm hơn.
Không thấy bé yêu đạp trong bụng Vào khoảng 3 tháng giữa của thai kì, các mẹ đã cảm thấy thấy bé đạp trong bụng rồi đấy. Tuy nhiên nếu bé nhà bạn không có dấu hiệu gì thì bạn cần phải kích thích bé đạp theo cách sau: Uống một cốc nước hoa quả rồi sau đó nằm tư thế nghiêng sang bên trái trong phòng khoảng 30 phút. Nếu vẫn không thấy bé động tĩnh gì thì bạn tiếp tục uống thêm một cốc nước hoa quả, sau đó chờ trong khoảng 2h tiếp theo, nếu bé không đạp hoặc chỉ một vài lần đạp thì mẹ bầu hãy đi khám để bác sĩ kiểm tra bé yêu nhé.
Tóm lại, không phải dấu hiệu nào cũng chứng tỏ em bé đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng cần hết sức lưu ý theo dõi để báo lại cho bác sĩ trong lần khám thai định kỳ.
Triệu chứng cần khám ngay: Bị những cơn đau đầu dữ dội, liên tục. Chảy máu vùng kín liên tục hơn 1 ngày.
Triệu chứng cần báo cho bác sĩ trong những lần khám thai định kỳ: Xuất hiện đốm nhỏ ở vùng kín sau đó biến mất trong 1 ngày. Thi thoảng bị đau nhói ở vùng bụng. Thi thoảng bị đau đầu
- - - - - - - - -
Xem thêm:
- - - - - - - - -
www.cuoihoivietnam.com
- Hình ảnh: internet
- Nguồn: hanhphucgiadinh
- - - - - - - - -