Một vài nơi, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người. Tình cảnh này đã khiến người ta thường kiêng không cho mẹ tiễn con dâu đi lấy chồng, sợ lại xảy ra việc khóc lóc, không hay trong ngày vui trọng đại
Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới này đa phần đều ảnh hưởng từ những phong tục, tập quán trong xã hội xưa.Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người thì khóc lóc buồn tủi vì bị ép buộc, người thì lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau; mẹ thương con còn thơ dại, cũng mủi lòng sụt sùi khóc. Thế là, trong khi hai họ đang vui mừng yến ẩm ở nhà ngoài thì hai mẹ con lủi thủi, cắp nón ra về. Tan tiệc, nhà trai chẳng tìm thấy cô dâu đâu nữa. Qua một vài đám đại loại như vậy người ta rút kinh nghiệm mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.
Một vài nơi, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người. Tình cảnh này đã khiến người ta thường kiêng không cho mẹ tiễn con dâu đi lấy chồng, sợ lại xảy ra việc khóc lóc, không hay trong ngày vui trọng đại. Và cho đến bây giờ, tục ấy vẫn còn, mẹ đẻ không bao giờ tiễn con gái về nhà chồng.
Ngoài ra, người ta còn kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ. Trong ngày cưới, người xưa rất kiêng kỵ việc cô dâu khóc và ngoái lại nhà bố mẹ đẻ. Họ cho rằng cô dâu không được vương vấn gia đình vì điều này có thể khiến cô dâu bỏ nhà chồng về nhà mẹ đẻ hoặc cô dâu đó không chu toàn với nhà chồng. Nhưng ngày cưới, đa phần cô dau đều khóc. Nói là kiêng nhưng đây là thứ cảm xúc tự nhiên, không ai cấm đoán được. Thế nên, đã là con gái đi lấy chồng, vì chưa bao giờ xa nhà, thương nhớ bố mẹ thì khóc là chuyện đương nhiên dù rằng, người đàn ông đó là người cô ấy yêu thương và chọn gắn bó cả đời. Việc này không thể kiêng kỵ được.
Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn. (ảnh minh họa)
Mẹ chồng cũng nhất định không được đi đón con dâu. Vì theo quan niệm xưa, mẹ chồng nàng dâu giáp mặt nhau sớm như vậy sẽ xảy ra mâu thuẫn sau này, cuộc sống và mối quan hệ không hòa thuận.
Cũng giống như vậy, việc cô dâu không được xuất hiện trước khi đón dâu, cũng là điều kiêng kỵ. Quan niệm này có lẽ xuất phát từ thời dựng vợ gã chồng theo ý bố mẹ mà cô dâu chú rể không hề biết mặt nhau cho đến khi kết hôn. Vì vậy, nhiều gia đình cho rằng nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể sẽ mất duyên và không còn coi trọng đám cưới nữa.
Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn. Thế nên, ở nhiều địa phương, những tục lệ này đã dần bị loại bỏ. Người ta tự ý làm theo cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Trên thực tế, việc hạnh phúc trong hôn nhân hay không, mối quan hệ với mẹ chồng, nhà chồng có tốt hay không là phụ thuộc vào mỗi người, không phải dựa vào điều kiêng kỵ gì hết. Thế nên, muốn có cuộc sống ôn hòa, hãy thể hiện quan điểm sống rõ ràng, biết trước biết sau, đối xử chân thành với nhau dù là nhà mình hay nhà chồng đều vậy.
- - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.