Hầu hết các đám cưới ngoài Bắc đều do cha mẹ hai bên bàn bạc, quyết định ngày giờ. Các bậc phụ huynh sẽ tìm đến các thầy xem tướng số để chọn ngày giúp. Gia đình nhà trai và nhà gái thường xem ngày riêng, sau đó thống nhất với nhau.
Các gia đình miền Bắc chỉn chu, cẩn trọng khi chọn ngày giờ, nên thường đi xem thầy tướng thầy số hoặc lên chùa xin ngày lành tháng tốt để tổ chức cưới.
Ở mỗi miền trên đất nước Việt Nam, phong tục cưới hỏi lại có những nét khác biệt riêng. Theo quan niệm lâu đời, cưới hỏi là chuyện trọng đại cả đời và người miền Bắc thường tâm niệm "có kiêng có lành", nên các gia đình miền Bắc rất quan trọng nghi lễ. Khi có kế hoạch tổ chức đám cưới, cha mẹ sẽ tư vấn, giúp cô dâu chú rể chọn ngày tổ chức cưới theo đúng giờ đẹp, ngày hoàng đạo. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, nếu đôi uyên ương cưới đúng giờ đẹp, ngày tốt thì sẽ luôn hạnh phúc, sung túc.
Hầu hết các đám cưới ngoài Bắc đều do cha mẹ hai bên bàn bạc, quyết định ngày giờ. Các bậc phụ huynh sẽ tìm đến các thầy xem tướng số để chọn ngày giúp. Gia đình nhà trai và nhà gái thường xem ngày riêng, sau đó thống nhất với nhau.
Có những người xem ngày cưới ở 2 - 3 thầy tướng khác nhau, nên kết quả thường phúc tạp, khó đồng nhất. Vì vậy vài năm gần đây, để khắc phục chuyện này, nhiều gia đình chọn cách cùng đến chùa, nhớ các sư thầy lớn tuổi chọn cho một ngày đẹp với cả hai họ. Vì kính trọng các sư thầy nên khi xem ngày giờ cưới hỏi trên chùa, đa số các gia đình sẽ không xảy ra bất đồng.
2. Cách xem ngày
Người miền Bắc quan niệm: "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông", vì vậy khi muốn tổ chức cưới, hai gia đình sẽ căn cứ vào tuổi của cô dâu. Hầu hết các vị phụ huynh sẽ tránh cưới cho con đúng vào năm tuổi Kim Lâu của cô dâu.
Các năm Kim Lâu được tính bằng cách: lấy tuổi của cô dâu (là tuổi theo lịch âm, hay còn gọi là tuổi mụ) cộng lại, nếu số cuối cùng là 1, 3, 6, 8 thì năm đó kiêng cưới xin. Ví dụ, cô dâu sinh năm 1987, vào năm 2012 sẽ tròn 26 tuổi theo lịch âm, tổng số 2 + 6 = 8, nên năm 2012 không thể cưới vì đúng năm tuổi Kim Lâu. Nếu muốn cưới vào những năm Kim Lâu thì phải đợi qua ngày Đông Chí, là ngày rơi vào dịp cuối năm. Ngoài ra, người miền Bắc cũng kiêng cưới xin vào ngày cuối tháng hay đầu tháng âm lịch.
3. Chọn giờ tổ chức lễ ăn hỏi và rước dâu
Ở miền Bắc, lễ ăn hỏi và rước dâu có tầm quan trọng ngang nhau. Vì vậy cả hai nghi lễ này đều phải diễn ra vào ngày đẹp. Ngoài ra, các nghi lễ cưới quan trọng cũng phải được tổ chức vào đúng giờ hoàng đạo, là giờ tốt trong ngày. Mỗi khung giờ hoàng đạo sẽ diễn ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ, vì vậy mọi nghi thức, hoạt động đều phải nhanh chóng sao cho kịp giờ đã định.
Các giờ tốt này thường được xem dựa trên năm sinh, tháng sinh của cô dâu và cũng do thầy tướng thầy số hoặc các vị sư thầy trong chùa chọn cho gia đình. Ngày nay, cũng có một số cô dâu chú rể tự đi xem ngày và thông báo với cha mẹ hai bên, nhưng số lượng này ở miền Bắc không nhiều, trừ trường hợp cha mẹ quá bận rộn.
4. Quyết định ngày tổ chức tiệc
Ở Sài Gòn, các cô dâu chú rể đều mong muốn đãi tiệc vào cuối tuần để khách mời rảnh rang đi dự tiệc. Nhưng ở miền Bắc, các đôi uyên ương sẽ tùy theo ngày đẹp mà tổ chức cưới, không cần phải cân nhắc đến cuối tuần hay thời gian nghỉ rảnh rỗi. Vì vậy mà nhiều đám cưới miền Bắc diễn ra vào các ngày trong tuần, khi mọi người vẫn đi làm. Lúc đó, khách mời sẽ tranh thủ giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm tới dự đám cưới. Vì vậy, nhiều người cho rằng, người miền Bắc chủ yếu chú trọng vào lễ ăn hỏi, rước dâu và tỉ mỉ trong từng nghi lễ nhưng vẫn có hạn chế là phong cách tiệc còn đơn giản, nhanh gọn.
-- - - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Đám cưới không chỉ là sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, mà còn là sân khấu để các cặp đôi kể câu chuyện tình yêu bằng ngôn ngữ riêng. Bạn đang tìm kiếm những cách sáng tạo và mới mẻ để thay thế cho những nghi thức tổ chức tiệc cưới truyền thống như cắt bánh và rót rượu? Dưới đây là những gợi ý dành cho đôi bạn.
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.