Lễ gia tiên là thủ tục không thể thiếu trong đám cưới của người Việt từ xưa đến nay. Sau đây là trình trự nghi thức lễ gia tiên trong đám cưới.
Lễ gia tiên là thủ tục không thể thiếu trong đám cưới của người Việt từ xưa đến nay. Sau đây là trình trự nghi thức lễ gia tiên trong đám cưới.
Thắp hương bàn thờ.
Họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ, chú rể phụ hay những người phụ bưng đồ lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt cá cô dâu phụ hay các thiếu nữ bên đằng gái cũng đứng hàng ngang đối diện để nhận những mâm quả lễ vật. Những người này đem lễ vật đặt lên bàn thờ có thứ tự trước bàn thờ gia tiên.
Nhười chủ hôn nhà trai mở nắp quả, khăn đỏ phủ lễ vật. Ngay sau lời mở đầu buổi lễ xin phép. Nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúng lễ gia tiên. Ðèn nhang phải do bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp.
Lễ gia tiên
Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ, rồi sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay cô dâu chú rể cùng lể một lượt theo nghi thức chú rể "bái gối" và cô dâu ngồi bệt, mỗi lần chú rể bái cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng.
Lễ mừng
Lễ gia tiên xong hai vợ chồng phải ra lễ mừng cha mẹ vợ. Hai vợ chồng mới lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường được cha mẹ miễn thủ tục này để tỏ lòng thương yêu rộng lượng. Ý nghĩa của việc mừng cha mẹ vợ để tạ ơn công nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn công cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình.
Khi chú rể lễ mừng, Thường cha mẹ cho tiền hoặc vàng , bạc, người phụ rể sẽ nhận hộ chú rể. Ngày nay tập tục này có nhiều thay đổi trong lễ này, cha mẹ không cho tiền. Nếu cho tiền thì cho cô dâu trong đêm nhóm họ trước ngày vu quy, tại buổi lễ có thể người cha vợ quyết định cho lại vợ chồng mới số "tiền đồng" hay "tiền chợ" mà họ đằng trai trao cho đằng gái khi trình lễ vật. Bà mẹ vợ cũng nhân dịp này cho con gái một vài món nữ trang có ngụ ý rằng đây là của riêng con gái do bà mẹ tằn tiện để dành cho chị được phép dùng trong cơn nguy cấp để hộ thân.
Sau khi chàng rể làm đủ mọi nghi thức rồi, nhà gái mời nhà trai uống nước, ăn trầu và hai họ chúc tụng cho cô dâu chú rể những điều tốt lành.
Thường nhà gái làm cổ mời nhà trai, ngày nay theo khuôn phép gia đình nền nếp chú rể và cô dâu không ngồi vào bàn trong tiệc đãi, mà phải đưa nhau đến từng bàn mời khách khứa đôi bên mà cũng là dịp để nhận biệt rõ những người thân thuộc.
Họ nhà trai ngồi lại nhà gái cho đến lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu. Cô dâu lúc đó y phục chỉnh tề trang điểm với đủ đồ nữ trang của mình cùng đồ dẫn cưới trước , đựng trong gương phủ nhiễu điều.
Họ nhà gái có một số người theo cô dâu, trong đó có cô phụ dâu. Cô phụ dâu được lựa trong số những thiếu nữ chưa lập gia đình cũng như phụ rể là những người chưa vợ, đây là dịp giới thiệu những trai gái có thể tiếp nối kết duyên.
Nghi lễ bên họ nhà trai
Lễ rước dâu
Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám rước dâu, đốt nhang (hương) trước khi đám rước lên đường. Ði theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai nhà gái. Việc câm hương này, nhiều người giải thích rằng để vị thần chủ về hôn lễ chứng. Nhưng có người cho rằng là để đốt vía những kẻ xấu mồm xấu miệng quở mắng khi đám cưới đi qua.
Tuỳ theo tục lệ của từng địa phương, có nơi cha mẹ chàng rể không đi mà để chú rể đi cùng với ông tộc trưởng đảm nhiệm chủ hôn. Ờ miền Bắc và miền Trung khi đi rước dâu cha mẹ cô dâu cũng không đi, vì để tránh nổi buồn chia cách nên phải nhờ người thân tộc đi thay mình. Nhưng ở miền Nam do lối suy nghĩ phóng khoáng hơn nên cả hai gia đình thông gia đều tham dự rước, họ hãnh diện về sự tồn tại đủ đôi của bậc cha mẹ trong ngày cưới của con.
Cô dâu vào làm lễ gia tiên nhà chồng
Cô dâu lễ mừng cha mẹ chồng cũng như chàng rể đã lễ mừng bố mẹ vợ, nếu ông bà của chồng còn sống phải lễ mừng ông bà trước khi mừng bố mẹ chồng. Oâng bà cũng như bố mẹ chồng nhận lễ của cô dâu đều tặng cô dâu món quà, thường là tiền hoặc đồ nữ trang. Một vài địa phương sau lễ gia tiên ông bà và bố mẹ chồng, cô dâu chú rể cũng lễ mừng cả chú bác cô dì. Những người này đáp lễ thường có quà tặng cho đôi vợ chồng mới cưới.
- - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Đám cưới không chỉ là sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, mà còn là sân khấu để các cặp đôi kể câu chuyện tình yêu bằng ngôn ngữ riêng. Bạn đang tìm kiếm những cách sáng tạo và mới mẻ để thay thế cho những nghi thức tổ chức tiệc cưới truyền thống như cắt bánh và rót rượu? Dưới đây là những gợi ý dành cho đôi bạn.
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.