Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu như kiêng đón dâu lệch giờ hoàng đạo, mẹ chồng không đi đón dâu... đã có từ lâu đời. Những cặp đôi sắp cưới nên biết để giúp đám cưới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu như kiêng đón dâu lệch giờ hoàng đạo, mẹ chồng không đi đón dâu... đã có từ lâu đời. Những cặp đôi sắp cưới nên biết để giúp đám cưới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Không phải là ngẫu nhiên mà có những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu. Đó là một quá trình lâu dài đúc kết của cha ông ta, với mong muốn cho đôi vợ chồng sẽ có một cuộc sống lâu dài và bền chặt. Vì thế trước khi diễn ra đám cưới cả chú rể và cô dâu phải tìm hiểu và linh hoạt trong việc tìm hiểu những truyền thống của cả hai bên để đám cưới diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là một số điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu mà bạn có thể tham khảo.
Theo quan niệm dân gian đây là giờ tốt đẹp nhất của đôi vợ chồng đã xem từ trước. Đúng giờ thì đôi uyên ương sẽ gặp may mắn, hạnh phúc, suôn sẻ và bền chặt.
Kiêng mẹ chồng đi đón dâu
Chuyện mẹ chồng nàng dâu là câu chuyện muôn thưở. Nhiều người tin vào điều này, nếu mẹ chồng không giáp mặt con dâu sớm thì cuộc sống sau này sẽ gặp nhiều sóng gió bất hòa. Vì thế, để hạn chế sóng gió về sau, mẹ chồng không nên đi đón dâu.
Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Truyền thống của người Việt luôn coi trọng và đề cao việc thờ cúng tổ tiên. Vì thế bàn thờ tổ tiên phải chuẩn bị đầy đủ, trang trọng để tới giờ đón dâu, cô dâu, chú rể và bố mẹ thắp hương báo cáo tổ tiên.
Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Nhiều gia đình cho rằng nếu cô dâu xuất hiện sớm trước nhà chồng, nghĩa là trước khi chú rể vào đón sẽ kém duyên và không được coi trọng sau đám cưới.
Cô dâu không được khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ
Điều này không nên, vì khi đi lấy chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ. Hoặc không thì sau này cô dâu sẽ khó chu toàn trong công việc của nhà chồng.
Mẹ đẻ không đưa con về nhà chồng
Theo thường lệ thì chỉ có bố và các bậc cao tuổi trong nhà sẽ đưa con gái về nhà chồng.
Kiêng không để cô dâu có bầu đi vào cửa chính
Vì cửa chính thường là nơi thờ cúng tổ tiên, khi con dâu mang bầu đi bằng của chính sẽ làm cho nhà chồng sau này không ăn nên làm ra.
+ Xem thêm:
bài liên quan
Đám cưới không chỉ là sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, mà còn là sân khấu để các cặp đôi kể câu chuyện tình yêu bằng ngôn ngữ riêng. Bạn đang tìm kiếm những cách sáng tạo và mới mẻ để thay thế cho những nghi thức tổ chức tiệc cưới truyền thống như cắt bánh và rót rượu? Dưới đây là những gợi ý dành cho đôi bạn.
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.