Nếu muốn cùng người yêu tay trong tay bước vào lễ cưới của hai người ở thánh đường, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ đuổi kịp người ấy để lãnh nhận đủ các phép bí tích mà người ấy đã nhận.
Tự nguyện theo đạo
“Con quỳ lạy Chúa Ba ngôi. Con cưới được vợ, con thôi nhà thờ”. Câu thơ chế nghe vui nhưng phản ánh một tình trạng rất chung hiện nay: Theo đạo để cưới được vợ/chồng, cưới xong thì bỏ đạo. Do đó, việc theo đạo hoàn toàn vô nghĩa nếu bạn không có ý định giữ đạo sau khi kết hôn.
Tiệc Cưới Trọn Gói "Siêu Tiết Kiệm" Tại Queen Plaza |
Người công giáo được ban ơn với bảy phép bí tích. Khi muốn kết hôn với người có đạo, bạn cần biết rằng người mình yêu đã trải qua bốn phép bí tích: rửa tội, giải tội, thánh thể, thêm sức. Cụ thể, khi mới chào đời, người bạn yêu đã được cha mẹ đưa lên nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội, chính thức trở thành người Kitô hữu. Song song với việc học văn hóa ở trường, người ấy đã học xong các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích giải tội cùng bí tích thánh thể. Tiếp đó, người bạn yêu đã học xong các lớp giáo lý thêm sức và lãnh nhận bí tích thêm sức. Thời gian hoàn thành các bí tích này cũng mất ít nhất 6-7 năm.
Nếu muốn cùng người yêu tay trong tay bước vào lễ cưới của hai người ở thánh đường, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ đuổi kịp người ấy để lãnh nhận đủ các phép bí tích mà người ấy đã nhận. Đương nhiên, bạn không thể học giáo lý trong 6-7 năm như nêu trên.
Học giáo lý tân tòng và hôn nhân
Khi đã quyết định theo đạo, bạn có thể chọn bất cứ một giáo xứ nào phù hợp với điều kiện đi lại của mình để xin theo học giáo lý tân tòng (còn gọi là dự tòng). Tùy giáo xứ và chương trình học mà thời gian có thể kéo dài 6-8 tháng. Đối với một số trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng, bạn có thể hoàn thành chương trình trong bốn tháng.
Lớp giáo lý tân tòng giúp học viên hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin toàn vẹn. Tất nhiên, bạn cũng phải học thuộc lòng một số bài kinh cần thiết theo yêu cầu của chương trình. Một số nơi còn khuyến khích người phối ngẫu tương lai cùng tham dự các buổi học cùng tân tòng để hai bên cùng chia sẻ niềm tin với nhau. Các lớp học thường xuyên có điểm danh nghiêm túc, vắng mặt quá quy định có thể không được công nhận kết quả học.
Kết thúc khóa học, các tân tòng được tổ chức thánh lễ trọng thể. Vào ngày này, tân tòng được lãnh nhận đồng thời các bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể. Bí tích rửa tội và thêm sức cần có người đỡ đầu. Do đó, bạn cần nhờ một người cùng giới tính và có đạo đỡ đầu cho bạn.
Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, “tất cả mọi tội lỗi đều được tha, tội nguyên tổ và tội của bản thân mình, cùng với các hình phạt của tội lỗi...”. Điều này có nghĩa tân tòng không cần xưng tội trước khi được rửa tội, bởi mọi tội lỗi đều đã được thứ tha thông qua bí tích rửa tội. Tất nhiên, sau khi được chính thức đón nhận là con Chúa, bạn phải giữ điều răn “trong một năm phải xưng tội ít nhất một lần”.
Để lễ cưới sớm được tổ chức, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách học song song lớp giáo lý tân tòng và giáo lý hôn nhân. Người phối ngẫu cũng phải hoàn thành khóa học này. Tùy từng giáo xứ mà chương trình học khá thú vị. Ngoài việc hiểu được ý nghĩa và mục đích của đời sống hôn nhân, những đòi hỏi của tình yêu vợ chồng và con cái, lớp học còn cung cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sinh sản cho đôi bạn sắp cưới.
Chuẩn bị bước vào thánh đường
Trước khi tiến hành lễ cưới, thông tin về đôi bạn chuẩn bị kết hôn sẽ được rao trên nhà thờ trong ba thánh lễ Chủ nhật liên tiếp, mục đích để ai có thấy sự ngăn trở nào thì buộc phải trình nơi cha xứ. Nhưng nếu muốn được rao, bạn phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân.
Hiện tại, lễ cưới được quy định theo giờ tại mỗi nhà thờ. Bạn nên xin cha làm lễ cưới vào thời gian thuận tiện cho việc tổ chức tiệc, tránh việc phải thuê trang phục cưới và trang điểm cho cô dâu nhiều lần. Bạn cần nhờ hai người làm chứng cho hai bên cô dâu chú rể, đồng thời gửi nhẫn cưới cho cha để làm phép nhẫn.
Nghi thức tổ chức bí tích hôn phối chính là giây phút thiêng liêng nhất của đôi vợ chồng. Trước Chúa, đôi bên thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban. “Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly” thể hiện trách nhiệm yêu thương nhau suốt đời của đôi vợ chồng trẻ.
- - - - - - - - -
Xem thêm:
- - - - - - - - -
www.cuoihoivietnam.com
- Hình ảnh: internet
- Nguồn: sưu tầm
- - - - - - - - -
bài liên quan
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.