Đám cưới là sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, gia đình hai bên luôn cố gắng thực hiện đúng những điều kiêng kỵ để cô dâu và chú dể có cuộc sống viên mãn đến suốt cuộc đời.
1. Kiêng ngày - giờ xấu
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngày - giờ cũng là yếu tố được đặt ra đầu tiên. Và đám cưới cũng không phải ngoại lệ. Dù là lễ ăn hỏi, rước dâu, hay là chạm ngõ, việc xem giờ tốt, ngày tốt cũng là điều rất cần thiết. Theo quan niệm của người Việt, nếu cưới hỏi vào những ngày có sao Cô thần, Quả Tú... cô dâu sẽ cô quạnh suốt đời. Đặc biệt, cũng nên kiêng kỵ cưới vào năm Kim Lâu tức là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi,….
Trong đám cưới, không những phải chọn ngày cưới đẹp mà còn phải chọn kỹ lưỡng giờ chú rể xuất phát đón dâu, giờ đẹp để đón cô dâu tại nhà cô dâu, giờ đẹp để vào nhà chú rể để sau này hai vợ chồng sống hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, ăn ra, làm nên. 2. Không tổ chức đám cưới khi nhà đang có tang
Thông thường, đám cưới sẽ không bị hoãn lại khi nhà cô dâu hoặc chú rể đang có tang hoặc vừa có tang xong. Theo phong tục, phận làm con phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Việc kiêng kỵ này nhằm tránh mang lại những điều kém may mắn, bất lợi cho đôi uyên ương sau này. 3. Không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên ban thờ. Ban thờ tổ tiên cũng chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà. Tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên. 4. Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng
Thông thường, sau khi gia đình nhà trai làm lễ đón dâu, cô dâu mới sẽ theo chồng về nhà. Lúc này, mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng mà chỉ có bố cô dâu, cùng các bậc cao tuổi trong nhà đưa con gái lên đường về làm dâu. Vì theo quan niệm, người ta sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo nên thế lực mạnh lấn át mẹ chồng. 5. Cô dâu không được khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, tuyệt đối không được quay đầu lại nhà cha mẹ mình hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Bởi nhiều gia đình quan niệm rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng. 6. Cô dâu không được xuất hiện cho đến khi chú rể vào đón
Vào ngày đón dâu, cô dâu sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng. Theo nhiều gia đình, nếu cô dâu xuất hiện sớm để gia đình nhà trai thấy mặt trước chú rể, cô dâu sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau đám cưới. 7. Mang theo tiền lẻ, gạo muối để rải dọc đường
Khi đón dâu đi qua các cây cầu, ngã 3 ngã 5, ngã 7 cô dâu phải vứt gạo muối, tiền lẻ xuống với mong muốn đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang. 8. Tránh sự đổ vỡ trong đám cưới
Trong đám cưới, mọi người thường phòng tránh việc vỡ gương, vỡ cốc, gãy đũa. Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly… 9. Kiêng mẹ chồng đi đón con dâ
Theo phong tục cưới miền Bắc, mẹ chồng không được góp mặt trong lễ đón dâu. Trước đó, mẹ chú rể chỉ được cùng một người họ hàng thân cận nhất tới nhà cô dâu, làm lễ xin dâu. Sau đó khi đoàn nhà trai tới đón dâu, mẹ chồng phải tránh mặt không được đi cùng. Người ta cho rằng để sau này mối quan hệ mẹ chồng con dâu không bị mâu thuẫn thì tốt nhất mẹ chồng không nên đi đón nàng dâu.
Ngoài ra, khi chú rể dẫn cô dâu về nhà, mẹ chú rể cũng không nên đứng trước cửa đón dâu. Khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện. Điều kiêng kỵ này cũng nhằm để tránh đi những xung khắc mẹ chồng nàng dâu sau này. 10. Những người gia đình không hạnh phúc, không thuận trong cuộc sống không được đi đón dâu
Theo quan niệm của người xưa, những gia đình đã mất vợ hoặc chồng, những người lấy nhau đã lâu nhưng không có con, con hiếm muộn, gia đình không hạnh phúc, hay cãi vã đều không nên đi đón dâu. Bởi người ta sợ ảnh hưởng không tốt đến đôi trai gái. 11. Không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính
Khi về nhà chồng, nếu cô dâu đang mang bầu sẽ không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trong trường hợp nhà chú rể không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui vẻ. Theo quan niệm của một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không làm ăn phát đạt. 12. Người “vía nặng” không được vào phòng tân hôn
Phòng tân hôn là nơi quan trọng để đôi uyên ương bắt đầu một cuộc sống mới. Vì vậy, phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang không được vào phòng tân lang tân nương để tránh những điều bất lợi, không may xảy ra. 13. Không đặt vật dụng cũ, thực vật có gai, vật sắc nhọn...trong phòng tân hôn
Những đồ vật bao gồm rượu vang, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí, vật sắc nhọn không được đặt trong phòng tân hôn. Vì theo quan niệm nó ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng. Xét theo phong thủy, nó tạo khí âm, không tốt cho việc khởi đầu một cuộc sống mới.