Chuẩn bị sức khỏe và tinh thần để mang thai là điều mà tất cả các cặp vợ chồng đang mong muốn có con đều cần làm.
Để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai và sinh con của mình, bạn cần nắm được 11 điều căn bản dưới đây:
Ba tháng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến thai nhi nếu có thai trong khi hoặc sau khi sử dụng thuốc tránh thai.
2. Thời gian nào là tốt nhất để thụ tinh? Làm sao để xác định được ngày rụng trứng?
Theo lý thuyết, sau khi rụng trứng 14 ngày nếu không thụ thai thì sẽ có kỳ kinh kế tiếp. Ngày rụng trứng dự kiến được tính bằng cách trừ đi 14 ngày trở về trước tính theo ngày kinh dự kiến. Do đó, thời gian tốt nhất để thụ thai là từ ngày 8 đến ngày 19 của chu kỳ (ngày hành kinh đầu tiên là ngày 1).
3. Thời gian bao lâu là đáng lo ngại nếu không dùng biện pháp ngừa thai mà vẫn không có thai?
Hai vợ chồng sinh hoạt tình dục 1 năm không dùng biện pháp tránh thai với tần suất 2-3 lần/tuần mà không thể có thai thì có thể được chẩn đoán là hiếm muộn và cần sự tác động của các biện pháp y khoa.
4. Khi có thai, phụ nữ có nên tiếp tục dùng thuốc trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ không?
Không nên tự ý tiếp tục dùng thuốc điều trị bệnh. Nên trình bày với bác sĩ điều trị để được chỉ định thuốc trị bệnh hợp lý trong thời gian mang thai.
5. Nên chuẩn bị về mặt sức khỏe như thế nào để mang thai?
Những thói quen nào nên tránh? Giữ gìn sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục đều đặn để giữ cho tinh thần sản khoái, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ. Có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý trong một thời gian trước khi mang thai. Tránh làm việc quá căng thẳng, uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
6. Có nên bổ sung các loại vitamin trong thời gian mang thai không?
Các thai phụ có nhu cầu năng lượng tăng khoảng 300Kcal/ngày. Thai phụ cần bổ sung các axit béo không no dạng omega-3, omega-6; các axít béo chuỗi dài như DHA, AHA; axit folic; beta caroten, vitamin A; vitamin C; vitamin D; canxi; carbonhydrat…
7. Những điều gì liên quan đến tiểu sử bệnh lý của gia đình cần phải lưu ý khi quyết định thụ thai?
Khi một trong hai vợ chồng hoặc trong hai gia đình đã có thành viên bị mắc một số bệnh tật di truyền nào đó như thừa ngón (6 ngón) hoặc dính ngón, teo cơ, chậm phát triển tâm thần và trí tuệ, não úng thủy, down, rối loạn thị lực, dị ứng mãn tính, cao huyết áp, béo phì, ung thư, trầm cảm… thì cần phải gặp bác sĩ di truyền để tham khảo ý kiến trước khi quyết định sinh con.
8. Những loại vắc-xin nào cần tiêm trước khi mang thai?
Nên chích ngừa đầy đủ các loại vắc-xin: rubella, thủy đậu, uốn ván, viêm gan B, cúm, viêm não Nhật Bản. 9. Cần làm kiểm tra sức khỏe gì trước khi mang thai? Siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ, xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm hóa sinh và công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm, khám phụ khoa.
10. Cân nặng trong khoảng bao nhiêu là tốt cho việc mang thai? Và nên thay đổi cân nặng khi nào?
Phụ nữ quá suy dinh dưỡng hoặc béo phì đều không tốt khi mang thai. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng công thức: Cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Nếu chỉ số BMI < 18,5: Người quá gầy. Nếu chỉ số BMI > 23: Người quá béo. 6 tháng trước khi mang thai là thời điểm thích hợp để phù nữ điều chỉnh cân nặng cho phù hợp để mang thai.
11. Sức khỏe tinh thần tác động như thế nào đến khả năng mang thai?
Tinh thần khỏe khoắn giúp cho việc thụ thai dễ dàng hơn và giúp thai nhi khỏe mạnh suốt chín tháng trong bụng mẹ. Những căng thẳng khi mang thai, đặc biệt là bệnh stress trầm cảm có thể gây khó khăn rất nhiều cho người mẹ trong khi mang thai và sau khi sinh con, việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
bài liên quan
Nhiều đôi vợ chồng rất muốn gần nhau ngay trong dịp đặc biệt như lễ tết, giao thừa… với hi vọng rằng nếu có con thì đó sẽ là đứa trẻ “song hỷ lâm môn”.
Khi có con bạn sẽ hạnh phúc hơn, trở nên mẫu mực hơn, thông thái hơn và quyến rũ hơn,
Một cuộc hôn nhân kéo dài sẽ khiến cho tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng như ngày đầu. Đừng quên \"hâm nóng\" tình yêu để cho hôn nhân mãi hạnh phúc và ngọt ngào.
Vì vậy mẹ bầu nên chọn nghe những loại hình âm nhạc mình yêu thích, nghe trong tâm trạng vui vẻ thoải mái, hay mẹ có thể hát những ca khúc mình yêu thích với tâm trạng như hát để hai mẹ con cùng nghe, không bao giờ cố gắng nghe hay áp đặt một bản nhạc mình phải nghe.
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về sinh lý như tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tăng cường bài tiết. Các chất ở âm đạo cũng tăng. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, cơ thể sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi.
Một số bà bầu có tâm lý sợ con “đói”, thiếu chất nên ăn cật lực. Nhưng kết quả là mẹ bầu bị thừa chất dinh dưỡng, và điều này không có lợi cho cả mẹ lẫn bé.