Thế nhưng khi em nói chưa dứt lời, chồng đã thẳng thừng tuyên bố. Năm nay chỉ biếu ông bà ngoại khoảng 5 triệu, còn lại tất cả sẽ dồn vào biếu Tết ông bà nội. Chồng em bảo, kiểu gì cũng phải biếu ông bà không thể dưới 50 triệu.
Vợ chồng em kết hôn cách đây gần 3 năm. Trong 3 năm chung sống, chúng em sống hòa thuận, tôn trọng nhau. Chuyện tiền nong, vợ chồng em cũng rất minh bạch. Thế mà 5 ngày trước, cả hai lại sinh ra cãi vã, thậm chí là không muốn nhìn mặt nhau.
Chẳng là trong những tháng cuối của năm cũ, vợ chồng em đều lo tiền sắm sửa Tết, biếu quà Tết hai bên nội ngoại, rồi tiền mừng tuổi...
Những năm trước, do kinh tế khó khăn, việc quà cáp biếu tết cho hai nội, ngoại khá bình thường. Nội thế nào, ngoại thế ấy, cả hai vợ chồng đều biết.
Năm nay, muốn quà Tết phải tươm tất một chút nên em bàn với chồng, ngoài khoản tiền biếu tiêu Tết hai nhà nội ngoại như năm ngoái thì vợ chồng em sẽ mua tặng hai bên ông bà một chiếc giường mới.
Thế nhưng khi em nói chưa dứt lời, chồng đã thẳng thừng tuyên bố. Năm nay chỉ biếu ông bà ngoại khoảng 5 triệu, còn lại tất cả sẽ dồn vào biếu Tết ông bà nội. Chồng em bảo, kiểu gì cũng phải biếu ông bà không thể dưới 50 triệu.
Theo lý giải của chồng thì do ông bà nội lớn tuổi, hay ốm đau, có một mình chồng là con, lại không phải công chức, không có lương hưu nên cần tiền chi tiêu, sửa sang nhà cửa. Còn ông bà ngoại vẫn trẻ, lại có lương giáo viên nên không cần đến khoản biếu Tết của các con.
Nghe chồng nói em choáng váng, xây xẩm mặt mày. Trong khi anh ấy chỉ biếu bố mẹ đẻ em 5 triệu mà lại biếu bố mẹ chồng những 50 triệu. Sao anh ấy lại có suy nghĩ coi thường nhà em đẻ em như thế? 50 triệu chứ có ít ỏi gì đâu? Sao phải phung phí như thế chứ?
Thú thực, em chẳng dám tính toán thiệt hơn với nhà chồng nhưng việc gì ra việc đó, biếu Tết là phải công bằng bởi ông bà nào mà chẳng tự hào vì tấm lòng thơm thảo các con.
Hơn nữa, khoản tiền biếu khá chệnh lệch những cả mấy chục triệu. Biếu như vậy thì thật quá sức so với gia đình em. Nếu như chúng em kiếm được nhiều, sống thoải mái thì đã đành nhưng hai vợ chồng thu nhập chưa đến 40 triệu, tiền vay ngân hàng mua nhà còn chưa trả hết, tiền nuôi hai đứa con...
Bởi vậy, tiền tiêu Tết cho gia đình em còn phải chi li, tính toán từng thứ nhỏ. Thế mà có bao nhiêu, chồng em định dốc hết về nhà nội.
Thế là từ hôm đó, vợ chồng em lời qua tiếng lại. Chồng em không chịu nhún nhường mà đùng đùng nổi giận, anh mắng em là đồ tham lam. Anh chỉ thẳng tay vào mặt em nói lớn: “Thật không ngờ tôi lại lấy phải một người vợ như cô. Cô không biết quý trọng, yêu thương bố mẹ chồng, chỉ sợ bản thân thiệt thòi. Cô đi ngay cho khuất mắt tôi”.
Em nghe chồng mắng mà nước mắt ngân ngấn. Thật không ngờ chỉ vì khoản tiền biếu Tết mà chồng em trở nên cục cằn và thô lỗ đến vậy. Tết nhất đến nơi rồi, vì chuyện này mà vợ chồng em bất hòa, cãi vã, em thật không muốn chút nào.
bài liên quan
Nếu như trước đây, anh chị “gặp nhau” 4 lần mỗi tuần thì hiện là con số 0 tròn trĩnh.
Khi tiệc vừa tàn, nhà gái ra về, tôi còn chưa kịp thay áo cưới thì cả nhà chồng kéo lên phòng tân hôn đòi mang thùng tiền mừng về kiểm.
Mẹ chồng sẽ cắt đất cho chúng tôi nhưng chỉ chồng tôi đứng tên sổ đỏ, tôi không có tên và vợ chồng tôi phải viết giấy ghi rõ đã vay của mẹ chồng năm trăm triệu đồng dù không lấy tiền.
Dù chỉ là những việc bình thường như rửa chén, nhặt rau, lau dọn bàn ghế…, bạn cũng được đánh giá là người giàu trách nhiệm, được lòng mẹ chồng và cả họ hàng nhà chồng.
Bạn cần chắc chắn rằng chồng sắp cưới đã kết thúc mối quan hệ tình cảm với người yêu cũ. Nếu bạn không muốn hỏi chồng về điều này, hãy lặng lẽ điều tra. Việc tìm hiểu cảm xúc của anh ấy khi đến với bạn là điều quan trọng. Điều này giúp bạn nhìn rõ tình trạng mối quan hệ của cả hai và giúp bạn lường trước những vấn đề sẽ xảy đến khi mối tình của cả hai gặp trục trặc.
Nếu bạn vẫn giữ mối quan hệ tốt với người yêu cũ (trò chuyện thoải mái với tư cách là bạn bè) thì bạn có thể mời tình cũ đến dự đám cưới. Xét cho cùng, họ đã góp mặt trong quá khứ của bạn và tạo nên bạn của ngày hôm nay.